Cách tạo child theme (giao diện con) trong WordPress - NTLRUBY -->
Cách tạo child theme (giao diện con) trong WordPress Cách tạo child theme (giao diện con) trong WordPress
  • Cách tạo child theme (giao diện con) trong WordPress

    Tùy chỉnh theme là điều bạn khó có thể tránh khỏi khi sử dụng WordPress.
    Nhiều trường hợp những tùy chỉnh bạn muốn lại không được WordPress hay theme hỗ trợ trực tiếp bằng giao diện.
    Ý của mình là bạn phải sửa trực tiếp code ở các file của theme. Điều nguy hiểm ở đây, là những chỉnh sửa sẽ mất hết khi bạn cập nhật phiên bản mới của theme.
    Mà việc cập nhật theme là điều bắt buộc bạn phải làm ví lý do bảo mật.
    Vậy có cách nào mà bạn vẫn giữ được tùy chỉnh khi cập nhật theme?
    Tạo một child theme trong WordPress chính là giải pháp của bạn.
    Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu bạn child theme trong WordPress là gì, và cách tạo chúng.
    Cách tạo child theme trong WordPress


    Child Theme là gì?

    Cái tên child theme cũng đã gợi ý cho bạn ý nghĩa và mục đích của child theme.
    Child Theme cũng là theme nhưng nó kế thừa tính năng và giao diện từ một theme mẹ (parent theme) mà bạn đang sử dụng trên trang của bạn.
    Điểm quan trọng là:
    Bất cứ thay đổi nào bạn tạo ra trong child theme cũng sẽ không bị mất đi khi bạn cập nhật theme mẹ.
    Thực tế, WordPress sẽ xem child theme đầu tiên. Nếu bạn có chỉnh sửa giao diện hay thay đổi chức năng gì trong child theme, những thay đổi sẽ được áp dụng. Sau đó WordPress sẽ quay trở lại theme mẹ để sử dụng các chức năng không bị ghi đè ở theme con.


    Cách tạo child theme thủ công trong WordPress

    Nếu bạn không rành về code, nghĩ đến tạo child theme có khiến bạn hơi oải. Nhưng thực sự tạo child theme không khó đến vậy. Nếu không muốn nói là tương đối dễ dàng.
    Các bước thực hiện như sau:
    Di chuyển tới thư mục wp-content/themes (sử dụng FTP hay File Manager trong CPanel)
    Tạo một thư mục ở đây. Bạn có thể đặt tên bất kỳ. Nhưng cách đặt tên chuẩn nhất là đặt tên giống tên của theme cha và găn ‘-child’ vào cuối.
    Ví dụ: theme mẹ của mình đang sử dụng là beginner, mình sẽ đặt tên thư mục là beginner-child
    Cách tạo child theme trong WordPress
    Tạo file style.css
    Bên trong thư mục bạn vừa tạo, bạn sẽ tạo một file mới có tên là “style.css”
    Copy và dán đoạn code sau vào file vừa mới tạo ra:
    /*

    Theme Name: Beginner Child Theme

    Theme URI: http: //thuthuatwp.com

    Description: Day la child theme cua Beginner

    Author: Thinh Nguyen

    Author URI: https://thuthuatwp.com

    Template: beginner

    Version: 0.1

    */

    Bạn có thể thay đổi thông tin cho phù hợp của bạn. Nhưng chú ý phần Template, bạn phải gõ đúng tên theme mẹ. File style.css có phân biệt hoa thường nên bạn phải gõ giống 100%.
    Lưu lại file style.css bạn vừa thay đổi.
    Tạo file functions.php
    Để child theme hoạt động, bạn tạo theme file functions.php. Và bổ sung đoạn code sau vào file này.
    <?php

    add_action( 'wp_enqueue_scripts', 'my_enqueue_assets' );

    function my_enqueue_assets()

    {

    wp_enqueue_style( 'parent-style', get_template_directory_uri().'/style.css' );

    }

    ?>

    Code trên giúp tải toàn bộ CSS từ theme mẹ.
    Bây giờ bạn có thể vào Appearcance -> Themes để activate theme con. Tại thời điểm này, bạn chưa chỉnh sửa gì ở theme con, nên giao diện và chức năng không có gì thay đổi.
    Cách tạo child theme trong WordPress


    Chỉnh sửa child theme

    Chỉnh sửa CSS
    Nếu bạn muốn thay đổi CSS chỉ cần mở file style.css của child theme và bổ sung code dưới phần comment.
    Trong ví dụ phía dưới mình thay đổi font-size
    Cách tạo child theme trong WordPress
    Chỉnh sửa file PHP
    Nếu bạn muốn chỉnh sửa file PHP nào của theme mẹ, chỉ cần copy nó vào thư mục theme con.
    Về bản chất, khi WordPress tìm kiếm file, nó sẽ kiểm tra thư mục con đầu tiên. Nếu file tồn tại, nó sẽ sử dụng file trong theme con, còn không tải file từ theme cha. Chỉ có file functions.php là ngoại lệ. WordPress sẽ tải cả file của theme con lẫn theme mẹ.
    Một lưu ý khi copy file từ theme mẹ vào theme con bạn phải giữ nguyên cấu trúc file. Ví dụ mình muốn thay đổi file scripts.php của theme mẹ. File này nằm trong thư mục gọi là “inc
    Vì vậy mình phải tạo thư mục inc tương tự bên child theme và copy file scripts.php vô đó. Nếu chưa rõ, bạn xem hình ảnh phía dưới:
    Cách tạo child theme trong WordPress

    Tạo child theme trong WordPress sử dụng plugin

    Ngoài cách tạo child thêm thủ công như trên, bạn có thể sử dụng plugin Child Theme Configurator để tạo child theme. Cách này thích hợp với các bạn mới làm quen với WordPress, hay muốn tiết kiệm thời gian.
    Cách tạo child theme như sau:
    Đầu tiên bạn cài đặt và active plugin. Sau đó bạn vào Tools -> Child Themes, click Analyze để plugin phân tích theme bạn muốn tạo child theme
    Cách tạo child theme trong WordPress
    Sau khi phân tích xong sẽ có thêm phần cấu hình tạo child theme. Bạn có thể xem qua nhưng nhìn chung không phải chỉnh sửa gì thêm. Cuối cùng, click ‘Create New Child Theme' để tạo child theme
    Cách tạo child theme trong WordPress
    Sau khi tạo xong child theme , bạn vào Appearance -> Themes để click hoạt child theme.
    Cách tạo child theme trong WordPress
    Nếu cần tùy biến CSS bạn có thể vào Appearance -> Editor. Hoặc FTP vào host và sửa trực tiếp trong đó.

    Lời kết

    Child theme là cách tốt nhất giúp bạn giữ được tùy chỉnh bất kỳ theme nào khi cần cập nhật phiên bản mới của theme. Việc tạo child theme trong WordPress cũng rất đơn giản. Bạn có thể làm thủ công hay thông qua plugin như hướng dẫn.

    Nguồn: thuthuatwp
  • Bài Viết Liên Quan

    Vui lòng đăng nhập tài khoản tương ứng trên trình duyệt của bạn trước khi bình luận!

    Google

    Zalo

    Không có nhận xét nào :

    Đăng nhận xét

    Hãy đánh dấu vào "Thông báo cho tôi" trước khi gửi bình luận để nhận được thông báo khi Admin trả lời!

NTLRUBY

Đăng ký kênh để ủng hộ NTLRUBY và xem những video thị phạm code nhé!