5 Lưu Ý Khi Chụp Ảnh Con Đường Ánh Sáng - NTLRUBY -->
5 Lưu Ý Khi Chụp Ảnh Con Đường Ánh Sáng 5 Lưu Ý Khi Chụp Ảnh Con Đường Ánh Sáng
  • 5 Lưu Ý Khi Chụp Ảnh Con Đường Ánh Sáng

     Kỹ thuật chụp ảnh con đường ánh sáng là một kỹ thuật độc đáo. Nó chụp lại các ánh sáng đang chuyển động, thông thường là từ các dòng xe đang giao thông với tốc độ đóng cửa chập chậm. Vì chẳng có hai chiếc xe nào đi trên một con đường theo cùng một cách, hai con đường ánh sáng cũng như vậy đã tạo nên những thử nghiệm và giải trí thú vị - và đó chính là cốt lõi của nhiếp ảnh.

    Tự học nhiếp ảnh

    Để thực hiện bức ảnh này, đầu tiên bạn sẽ cần các thiết bị sau:
    • Một chân máy tripod để giữ cho máy ảnh ổn định.
    • Một màn chập để tránh làm máy bị rung. Bạn có thể cài hẹn giờ của chập chậm 2 giây nếu bạn không có màn chập, nhưng màn chập giúp ảnh chụp có chất lượng đồng đều khi chụp ở chế độ BULB.
    • Một kính lọc ND để kéo dài thời gian phơi sáng. Thời gian phơi sáng càng dài thì bạn càng chụp được nhiều đường ánh sáng hơn.
    • Bạn cũng nên chuẩn bị một ống kinh góc rộng vì ảnh chụp chủ yếu là ảnh phong cảnh.

    1. Chế độ Shutter speed priority

    Cài đặt máy ảnh của bạn sang chế độ Shutter Speed Priority và chụp thử nghiệm. Tốc độ đóng cửa chập thích hợp nên vào khoảng 20 giây trở lên nhưng tốc độ này không phải là quy tắc bất biến. Hãy linh hoạt khi cài đặt tốc độ cửa chập, thay đổi tùy vào chủ thể và ánh sáng môi trường xung quanh.

    Chế độ BULB là một tùy chọn khác cho phép bạn kiểm soát thời điểm dừng phơi sáng. Chế độ này rất hữu hiệu khi cần căn giờ chụp ảnh đồng bộ với những chiếc xe đang chạy ngang qua.

    Ví dụ minh họa một bức ảnh chụp con đường ánh sáng hoàn hảo với tốc độ đóng cửa chập không tới 20 giây.


    2. ISO

    Cài đặt ISO đến 100 để giảm hiện tượng nhiễu và có hạt, bảo đảm thời gian phơi sáng dài cho bức ảnh đẹp.

    3. Chụp từ góc thấp

    Nhiều nhiếp ảnh gia thích chụp ảnh con đường ánh sáng từ góc chụp trên cao để lấy toàn cảnh khu vực. Tuy nhiên, đặt máy ảnh ở góc chụp thấp cũng tạo ra nét độc đáo riêng với những đường ánh sáng tán sắc và đa dạng. Tiền cảnh cũng thêm chiều sâu cho cả bố cục bức ảnh.

    4. Phơi sáng và Photoshop

    Ở từng cảnh chụp hãy phơi sáng nhiều ảnh nhưng không di động máy ảnh. Nếu bạn là một chuyên gia Photoshop, bạn có thể xếp chồng các lớp ảnh lại với nhau để gộp chung những con đường ánh sáng đẹp nhất từ mỗi bức ảnh. Bạn cũng có thể thêm ảnh HDR vào để tôn lên tất cả các khu vực trong bức ảnh, sau đó trộn chúng lại với nhau.

    5. Dùng đèn flash

    Bạn cũng có thể làm ảnh chân dung phong cách hơn khi lồng ghép vào trong đó các con đường ánh sáng với một đèn flash. Đặt chế độ đèn flash sang Rear Curtain và bố trí chủ thể ở một giao lộ đông đúc, một Vòng xoay bừng sáng ánh đèn hoặc một cảnh nền pháo hoa. Hướng dẫn chủ thể bước vào trong khu hình lúc gần cuối phơi sáng. Vào cuối thời gian phơi sáng, đèn flash sẽ bật lên, từ đó tạo ra một bức chân dung với cảnh nền lung linh.

    Để thời gian phơi sáng được lâu hơn có thể dùng kính lọc phân cực tròn phơi sáng khoảng 66 giây ở tỷ lệ f/22 đẻ giảm bớt ánh sáng.

    (Bài viết của Isaiah Tan)

    (Nguồn: snapshot canon-asia)


  • Bài Viết Liên Quan

    Vui lòng đăng nhập tài khoản tương ứng trên trình duyệt của bạn trước khi bình luận!

    Google

    Zalo

    Không có nhận xét nào :

    Đăng nhận xét

    Hãy đánh dấu vào "Thông báo cho tôi" trước khi gửi bình luận để nhận được thông báo khi Admin trả lời!

NTLRUBY

Đăng ký kênh để ủng hộ NTLRUBY và xem những video thị phạm code nhé!