Các Bố Cục Đơn Giản Nhưng Thiết Yếu (Phần 2): Bố Cục Trung Tâm & Bố Cục Đường Chéo - NTLRUBY -->
Các Bố Cục Đơn Giản Nhưng Thiết Yếu (Phần 2): Bố Cục Trung Tâm & Bố Cục Đường Chéo Các Bố Cục Đơn Giản Nhưng Thiết Yếu (Phần 2): Bố Cục Trung Tâm & Bố Cục Đường Chéo
  • Các Bố Cục Đơn Giản Nhưng Thiết Yếu (Phần 2): Bố Cục Trung Tâm & Bố Cục Đường Chéo

     Khi bắt đầu chụp ảnh, việc nắm vững các bố cục cơ bản là một con đường tắt để cải thiện ảnh của bạn. Tiếp theo từ Bố Cục Quy Tắc Phần Ba và Quy Tắc Phần Tư mà tôi đã đề cập ở Phần 1, lần này chúng ta hãy thử nắm vững Bố Cục Trung Tâm và Bố Cục Đường Chéo mà tôi sẽ giải thích dùng một số ảnh.

    Bố Cục Trung Tâm: Nên sử dụng một cách cẩn thận và hợp lý

    Trong số 4 bố cục mà người mới sử dụng nên bắt đầu học, bố cục thứ 3 này có thể gây khó khăn cho người mới sử dụng: Bố Cục Trung Tâm nổi tiếng. Giống như tên gọi, đối tượng được đặt ở trung tâm trong Bố Cục Trung Tâm.

    Đó là một bố cục rất đơn giản, nhưng có thể khá khó chụp được ảnh đẹp với bố cục này. Ảnh chú bồ câu được dùng để giải thích Bố Cục Quy Tắc Phần Ba ở Phần 1 cũng là ví dụ về vấn đề này.


    Điều làm cho Bố Cục Trung Tâm khó là vì khó di chuyển tầm mắt của bạn ra xa trung tâm. Do đó, khi đặt đối tượng ở trung tâm, không rõ nhiếp ảnh gia tiếp theo sẽ di chuyển tầm mắt đến đâu khi chụp, dẫn đến ảnh không đạt yêu cầu với nhiều không gian không được sử dụng trong khu vực xung quanh.

    Do đó, khi sử dụng Bố Cục Trung Tâm để chụp ảnh, bạn cần phải làm cho nó đơn giản để tầm mắt của bạn không phải di chuyển ra khỏi trung tâm.

    Chúng ta hãy xem ví dụ này.

    Trong ảnh này, tôi chỉ chụp đối tượng ngay giữa. Bằng cách đó, bạn sẽ không nhầm lẫn về việc phải nhìn vào đâu.

    Chụp ảnh theo cách này cũng có hiệu quả trong việc duy trì sự đối xứng ngang và dọc. Tuy nhiên, điều quan trọng là đối tượng phải chiếm toàn bộ ảnh.


    Vì chúng ta sử dụng Bố Cục Trung Tâm, việc đặt một đối tượng tròn ở giữa ảnh sẽ không có vẻ lạ.

    Chúng ta cũng có thể sử dụng hiệu ứng bokeh theo cách này để hướng tầm mắt vào giữa. Nhưng đây là tâm của một bông hoa huệ tây.

    Có thể có giới hạn đối với các loại cảnh có thể sử dụng bố cục này, nhưng việc dùng hiệu ứng bokeh ở nền trước bao quanh đối tượng chính là một cách hay để dẫn tầm mắt vào trung tâm.

    Tất cả ảnh tôi chụp ở đây đều được chụp một cách đơn giản. Bằng cách này, ngay cả người mới chụp cũng có thể sử dụng Bố Cục Trung Tâm khó áp dụng.

    Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng với Bố Cục Trung Tâm, nếu bản thân đối tượng chính không có mức ấn tượng nhất định, kết quả sẽ không hiệu quả bất kể ảnh được chụp khéo thế nào.


    Bố Cục Đường Chéo: Làm toát ra cảm giác chuyển động

    Bố cục cơ bản cuối cùng mà tôi giới thiệu là Bố Cục Đường Chéo. Trong khi 3 bố cục kia thích hợp với các đối tượng đặt nằm ngang hoặc nằm dọc, phải chụp các đối tượng được đặt chéo bằng Bố Cục Đường Chéo.

    Bằng cách đặt đối tượng theo đường chéo, bạn có thể tạo ra độ sâu trong ảnh, và biểu đạt cảm giác chuyển động. Chúng ta hãy thử các kỹ thuật khác nhau để đặt đối tượng theo đường chéo, chẳng hạn như tìm một đối tượng nằm ở một góc, thay đổi góc ảnh, hoặc thậm chí là nghiêng máy ảnh.

    Trong ví dụ này, tôi chụp một tảng đá nhô lên khỏi mặt biển. Với biển lặng ở nền sau, và tảng đá nhô mạnh lên ở nền trước (mà tôi đặt ở góc trên bên phải của ảnh), ảnh ghi lại cảm giác chuyển động, trong khi hình dạng tảng đá mang lại cảm giác hơi thô ráp cho ảnh.


    Hàng cây anh đào ở đây có thể không giống bất kỳ thứ gì đặc biệt, nhưng bằng cách đặt bầu trời xanh trong trên đường chéo, ở góc trên bên trái, điều này tạo ra ấn tượng là hàng cây anh đào vươn lên trời.

    Ở đây tôi chụp những cái chai lấp lánh trên đường chéo với nền sau tối. Bạn có thể thấy điều này mang lại độ sâu cho ảnh!
    Vô tình, tôi đặt những cái chai theo Quy Tắc Phần Tư, điều này cũng làm toát ra cảm giác cân bằng.

    Tôi đặt những bậc đá dẫn lên ngôi đền ở một góc, và cũng có thể tạo ra độ sâu cho ảnh này.
    Tôi cũng sử dụng Quy Tắc Phần Tư ở đây, đặt ngôi đền ở giao điểm của các đường khung lưới.

    Bằng cách này, có thể sử dụng Bố Cục Đường Chéo để làm toát lên cảm giác độ sâu và chuyển động đối với các đối tượng được đặt ở một góc. Để có kết quả tốt hơn nữa, bạn có thể sử dụng Bố Cục Đường Chéo kết hợp với Quy Tắc Phần Ba hoặc Quy Tắc Phần Tư!


    Tóm tắt 4 bố cục cơ bản

    Trong bài viết này, cùng với Phần 1, tôi đã giải thích về 4 bố cục cơ bản.
    Tóm lại, 4 bố cục cơ bản như sau:

    ・Bố Cục Quy Tắc Phần Ba
    ・Bố Cục Quy Tắc Phần Tư
    ・Bố Cục Trung Tâm
    ・Bố Cục Đường Chéo

    Khi bạn bắt đầu chụp ảnh, tốt nhất là nên học các bố cục này theo thứ tự liệt kê bên trên. Một khi bạn đã quen với chúng, bạn sẽ có thể áp dụng bố cục thích hợp một cách tự nhiên, cho dù đó là Quy Tắc Phần Ba hay Bố Cục Đường Chéo, vào ảnh của bạn.

    Bạn có thể tự hỏi liệu tất cả ảnh đẹp đều phải phù hợp với các loại bố cục bên trên hay không, nhưng không phải vậy. Cuối cùng, nếu bạn hài lòng với hình ảnh bạn nhìn qua khung ngắm hay trên màn hình LCD, thì đó là bố cục chính xác.

    Hãy nghĩ đến các bố cục cơ bản mà tôi đã giải thích ở đây như hướng dẫn để chụp được những tấm ảnh mà bạn sẽ cho là "Đẹp đấy!" Đôi khi thử một điều gì đó trái với quy chuẩn có thể là thú vị.

    Nhưng trước đó, tại sao không làm quen với các bố cục cơ bản bên trên, chụp nhiều ảnh và khám phá phong cách riêng của mình?


     (Trình bày bởi studio9)
    (Nguồn: snapshot canon-asia)


  • Bài Viết Liên Quan

    Vui lòng đăng nhập tài khoản tương ứng trên trình duyệt của bạn trước khi bình luận!

    Google

    Zalo

    Không có nhận xét nào :

    Đăng nhận xét

    Hãy đánh dấu vào "Thông báo cho tôi" trước khi gửi bình luận để nhận được thông báo khi Admin trả lời!

NTLRUBY

Đăng ký kênh để ủng hộ NTLRUBY và xem những video thị phạm code nhé!